Nội dung bài viết
Bu lông nở inox 201 hay còn gọi là tắc kê nở inox 201. Được dùng nhiều trong thi công lan can đường, liên kết khung thép với kết cấu bê tông, trần bê tông, tường bê tông, dầm bê tông. Làm giá đỡ, thi công thạch cao, treo ống nước, treo máng dây cáp hệ M&E.
Cần liên kết chỗ nào thì chỉ việc khoan chỗ đó để đóng tắc kê nở inox xuống và tạo ra liên kết một cách đơn giản. Những dự án cần liên kết chắc chắn chịu lực và tính thẩm mỹ cao thì bu lông nở inox 201 là một lựa chọn sáng suốt.
Cấu tạo tắc kê nở inox 201
Bộ tắc kê nở inox 201 gồm những bộ phận cấu thành nên như sau:
- Phần thân bu lông nở inox có 1 đầu được tiện ren, ren hệ mét. Phần còn lại hình côn có tác dụng đẩy cho áo nở nở ra khi đóng vào bê tông. Đây là phần chịu lực trực tiếp của bu lông.
- Phần áo nở có dạng hinh trụ tròn, rộng và được xẻ rảnh ở phần đuôi áo nhằm mục đích xòe ra khi làm việc. Phần này được bọc bên ngoài thân bu lông nở inox. Mục đích là tạo ra lực ma sát giữa tắc kê nở inox với nền bê tông. Trên áo nở thường ghi kích thước ví dụ M10x80 và mác thép sản xuất là 201.
- Phần đầu tắc kê nở inox là phần được siết bởi đai ốc, long đền phẳng và long đền vênh. Nhằm tạo ra liên kết giữa bu lông nở inox và kết cấu cần liên kết.
Thông số của tắc kê nở:
+ Đường kính của thân: D
+ Chiều dài của thân: L
+ Đường kính của áo: D1
+ Chiều dài của áo: L1
+ Độ dày của Ecu: H
Vật liệu sản xuất bu lông nở inox 201
Tất cả các bộ phận Bu lông nở inox 201 đều được làm từ vật liệu thép không gỉ inox có mác thép là SUS 201 với đặc điểm như sau:
Đây là loại vật liệu có khả năng chịu lực tốt, bề mặt sản phẩm sáng bóng mang lại tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý. Tuy nhiên điểm yếu của loại vật liệu inox 201 đó là khả năng chống ăn mòn hóa học hạn chế. Những loại tắc kê nở inox 201 chỉ nên sử dụng ở những nơi khô ráo. Tránh dùng những nơi ngoài trời tiếp xúc với nước mưa và hơi ẩm.
Thành phần hóa học của bu lông nở inox 201
Trong tắc kê nở inox 201, thì người ta sử dụng Magan như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Chúng ta có thể thấy theo thành phần hóa học như sau:
+ Inox 201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
Từ bảng thành phần hóa học ta có vài kết luận sau:
Hàm lượng Chrom của tắc kê nở inox 201 thấp hơn tắc kê nở nox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà tắc kê nở inox 201 có khả năng chống ăn mòn, khả năng chống rỗ bề mặt thấp hơn tắc kê nở nox 304.
Khối lượng riêng của bu lông nở inox 201 thấp hơn bu lông nở inox 304 nhưng độ bền lại cao hơn 10%
Tham khảo thêm:
- Các loại long đen inox phổ biến trên thị trường
- Bu lông inox lục giác chìm đầu trụ din 912
- Báo giá bu lông U inox
Công dụng của bu lông nở inox 201
Ứng dụng của bu lông nở inox là liên kết giữa các bản mã, các giá đỡ, các kết cấu thép với kết cấu bê tông, các hệ thống giá đỡ hoặc kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và các công trình …
Quy trình gắn một kết cấu với tường bên tông, sử dụng bu lông nở thường trải qua một số bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bu lông nở inox phù hợp với liên kết chuẩn bị lắp ghép, kích thước phù hợp, vật liệu chuẩn chất lượng. Bu lông nở phải đáp ứng được yêu cầu chịu lực của liên kết.
Bước 2: Khoan tường bê tông với đường kính lỗ và chiều sâu lỗ phù hợp với kích thước của bu lông nở inox.
Bước 3: Đóng bu lông nở inox vào tường.
Cứ như vậy, nếu liên kết cần bao nhiêu bu lông nở inox thì quy trình thực hiện bấy nhiêu lần, khoảng cách giữa các bu lông phải đảm bảo giống khoảng cách của các lỗ chờ đã khoan sẵn trên kết cấu.
Bước 4: Gắn kết cấu lên bu lông nở inox và xiết chặt
Chú ý: cần kiểm tra kỹ liên kết về độ thẩm mỹ, cũng như chịu lực trước khi nghiệm thu.
Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được cơ bản về bu lông nở inox 201. Bạn đanBu lông nở inox 201g cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox,… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Việt Hàn Fastener đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.